Việt Nam học được gì từ việc xây dựng "cảng xanh" trên thế giới?

Cục Hàng hải VN đang lấy ý kiến cho dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chí cảng xanh để áp dụng cho các cảng biển tại Việt Nam.

Thế giới làm cảng xanh thế nào?

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Cảng vụ New South Wales đã ban hành hướng dẫn cảng xanh để các doanh nghiệp cảng biển thực hiện.

Hướng dẫn này xác định 10 vấn đề môi trường chính cần quan tâm bao gồm: Lựa chọn vật liệu; Quản lý chất thải; Sử dụng năng lượng; Tiêu thụ nước; Vận tải; Quản lý môi trường; Sử dụng đất đai; Chất lượng nước; Khí thải; Môi trường trong nhà. Mỗi vấn đề đi kèm nhiều mục tiêu ở dạng tiêu chí cần xem xét.

Trong khi đó, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lại có kế hoạch riêng khi thực hiện giải thưởng cảng xanh. APEC đưa ra những tiêu chuẩn và có các tiêu chí, thang điểm để các cảng biển áp dụng, tự chấm điểm.

Cụ thể, APEC đặt ra những tiêu chí về Năng lượng sạch (sử dụng năng lượng tái chế, LNG, điện bờ); Tiết kiệm năng lượng (Sử dụng thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa hệ thống cung cấp điện); Bảo vệ môi trường (Ngăn ngừa ô nhiễm không khí, Kiểm soát tiếng ồn, xử lý chất thải); Quản lý xanh (Hệ thống quản lý môi trường xanh, Đánh giá hiệu suất xanh).

Có thể thấy, mỗi khu vực, mỗi quốc gia, hiệp hội đều có những tiêu chí riêng trong việc phát triển cảng xanh. Tuy nhiên, để thực hiện được các mô hình với các tiêu chí này đều cần quá trình và lộ trình.

15 năm thực hiện lộ trình cắt giảm tối đa phát thải khí nhà kính, Long Beach (Mỹ) là một trong những cảng xanh nổi tiếng. Theo báo cáo về lộ trình xây dựng cảng xanh, các lãnh đạo của địa phương và lãnh đạo cảng Long Beach đã đề ra chính sách Cảng xanh 5 nguyên tắc: Bảo vệ cộng đồng khỏi các tác động có hại đến môi trường do hoạt động của cảng; Cảng là đơn vị đi đầu trong việc tuân thủ và quản lý môi trường; Thúc đẩy tính bền vững; Sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có để tránh hoặc giảm tác động đến môi trường; Giáo dục cộng đồng.

Cảng Long Beach cũng quyết liệt không sử dụng các xe chở hàng, cẩu xếp dỡ sử dụng diesel, các tàu thuyền vào cảng phải dùng năng lượng sạch… Cảng cũng có quy định bắt buộc ít nhất một nửa số tàu container phải chạy bằng điện bờ tại bến.

Cục Hàng hải VN đang lấy ý kiến cho dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chí cảng xanh để áp dụng cho các cảng biển tại Việt Nam.

Thế giới làm cảng xanh thế nào?

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Cảng vụ New South Wales đã ban hành hướng dẫn cảng xanh để các doanh nghiệp cảng biển thực hiện.

Hướng dẫn này xác định 10 vấn đề môi trường chính cần quan tâm bao gồm: Lựa chọn vật liệu; Quản lý chất thải; Sử dụng năng lượng; Tiêu thụ nước; Vận tải; Quản lý môi trường; Sử dụng đất đai; Chất lượng nước; Khí thải; Môi trường trong nhà. Mỗi vấn đề đi kèm nhiều mục tiêu ở dạng tiêu chí cần xem xét.

Cảng Long Beach của Mỹ là cảng xanh nổi tiếng

Trong khi đó, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lại có kế hoạch riêng khi thực hiện giải thưởng cảng xanh. APEC đưa ra những tiêu chuẩn và có các tiêu chí, thang điểm để các cảng biển áp dụng, tự chấm điểm.

Cụ thể, APEC đặt ra những tiêu chí về Năng lượng sạch (sử dụng năng lượng tái chế, LNG, điện bờ); Tiết kiệm năng lượng (Sử dụng thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa hệ thống cung cấp điện); Bảo vệ môi trường (Ngăn ngừa ô nhiễm không khí, Kiểm soát tiếng ồn, xử lý chất thải); Quản lý xanh (Hệ thống quản lý môi trường xanh, Đánh giá hiệu suất xanh).

Có thể thấy, mỗi khu vực, mỗi quốc gia, hiệp hội đều có những tiêu chí riêng trong việc phát triển cảng xanh. Tuy nhiên, để thực hiện được các mô hình với các tiêu chí này đều cần quá trình và lộ trình.

15 năm thực hiện lộ trình cắt giảm tối đa phát thải khí nhà kính, Long Beach (Mỹ) là một trong những cảng xanh nổi tiếng. Theo báo cáo về lộ trình xây dựng cảng xanh, các lãnh đạo của địa phương và lãnh đạo cảng Long Beach đã đề ra chính sách Cảng xanh 5 nguyên tắc: Bảo vệ cộng đồng khỏi các tác động có hại đến môi trường do hoạt động của cảng; Cảng là đơn vị đi đầu trong việc tuân thủ và quản lý môi trường; Thúc đẩy tính bền vững; Sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có để tránh hoặc giảm tác động đến môi trường; Giáo dục cộng đồng.

Cảng Long Beach cũng quyết liệt không sử dụng các xe chở hàng, cẩu xếp dỡ sử dụng diesel, các tàu thuyền vào cảng phải dùng năng lượng sạch… Cảng cũng có quy định bắt buộc ít nhất một nửa số tàu container phải chạy bằng điện bờ tại bến.

Việt Nam học được gì?

Tại Việt Nam, Cục Hàng hải VN đang lấy ý kiến cho dự thảo Tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chí cảng xanh để áp dụng cho các cảng biển tại Việt Nam.

Đại diện Cục Hàng hải VN cho biết, các tiêu chuẩn đưa ra được tham khảo từ Kế hoạch thực hiện cho hệ thống giải thưởng cảng xanh - Ban thư ký APSN 2020, hướng dẫn cảng xanh của Cảng vụ New South Wales 2000 và hướng dẫn xanh của Tổ chức cảng biển châu Âu 2021.

“Các hướng dẫn này liên quan tới khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và nền kinh tế các nước trong khu vực có sự tương đồng.

Việt Nam phải học hỏi nhiều trong kinh nghiệm quản lý cảng, các tiêu chuẩn tự động hóa, tiết kiệm năng lượng, năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ thông tin… của các nước khác”, đại diện Cục Hàng hải VN cho biết và nhấn mạnh: Cách chấm điểm cho tiêu chí cảng xanh dựa theo cách làm của APEC.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cảng biển của Việt Nam hiện chưa có đủ nguồn lực để đáp ứng được ngay các tiêu chí cảng xanh như của quốc tế đưa ra. Bởi thế, việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở về tiêu chí cảng xanh cũng phải căn cứ vào những đặc thù của hoạt động cảng biển, hiện trạng hoạt động và các quy định của pháp luật đối với cảng biển của Việt Nam.

Cụ thể, các tiêu chí mà Việt Nam xây dựng tập trung nhiều vào các tiêu chí về môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, những yêu cầu về sử dụng năng lượng được lồng ghép vào các tiêu chí khác. Bao gồm: Cam kết và sẵn sàng (Nhận thức và sự sẵn sàng về cảng xanh; Thúc đẩy cảng xanh); Hành động và thực hiện (Năng lượng sạch; Tiết kiệm năng lượng; Ứng dụng CNTT; Sử dụng tài nguyên; Bảo vệ môi trường; Quản lý xanh); Hiệu lực và hiệu quả (Tiết kiệm năng lượng; Bảo vệ môi trường).

Theo Cục Hàng hải VN, các tiêu chí này phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam, cũng như với sự phát triển của quốc tế và phù hợp với cam kết của VN tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26).

Đồng thời, Cục Hàng hải VN cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến cho dự thảo để góp phần phát triển nền kinh tế biển xanh, hàng hải xanh phù hợp với xu hướng phát triển và vận hành cảng biển của thế giới.

Trước đó, Bộ GTVT đã phê duyệt Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam ngày 29/10/2020 và Cục Hàng hải VN đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam.

Theo lộ trình trong đề án, từ năm 2023, mô hình cảng xanh tại một số cảng biển Việt Nam sẽ bắt đầu được thí điểm và đánh giá kết quả thực hiện. Giai đoạn 2023-2025, công tác nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng cảng biển, điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển cho phù hợp với các tiêu chí về cảng xanh tại Việt Nam cũng sẽ được triển khai.

Ngoài ra, giai đoạn 2021-2025 sẽ nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để thực hiện tiến trình phát triển cảng xanh. Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong hoạt động khai thác cảng biển.

Đến giai đoạn 2025-2030, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chí cảng xanh sẽ được xây dựng và ban hành. Công tác triển khai áp dụng tự nguyện tiêu chí cảng xanh ở Việt Nam, tiến tới đề xuất xây dựng, ban hành quy định áp dụng bắt buộc tiêu chí cảng xanh cho hệ thống cảng biển Việt Nam.

Sau năm 2030, tiêu chí cảng xanh trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam được áp dụng bắt buộc.

Undefined
Tin nóng: 
Tin thường